Bạch cầu dạng Lympho là một loại ung thư máu. Bệnh xảy ra khi các tế bào bạch cầu trong máu tăng đột biến, tác động nhất định đến các tế bào xung quanh và gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Do đó, người bệnh cần được phát hiện bệnh sớm mới có thể kiểm soát bệnh hiệu quả.
13/02/2022 | Người bị bạch cầu tăng cao nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng?
01/12/2021 | Những dấu hiệu bệnh bạch cầu không nên bỏ qua
30/11/2021 | Giải đáp thắc mắc: Những nguyên nhân bạch cầu giảm
Bạch cầu là một phần quan trọng của hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài
Trong đó, số lượng tế bào Lympho trong cơ thể mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố như giới tính, vùng sinh sống hay lối sống sinh hoạt. Số lượng tế bào Lympho tăng quá cao hoặc giảm quá thấp đều không tốt vì đó chính là dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề sức khỏe nào đó. Số lượng tế bào Lympho được đánh giá ở mức an toàn khi đạt:
+ Ở người trưởng thành: Từ 1.000 đến 4.800 tế bào lympho trong 1 microlit máu.
+ Ở Trẻ em: Từ 3.000 đến 9.500 tế bào lympho trong 1 microlit máu.
Tế bào Lympho được chia thành tế bào Lympho B và tế bào Lympho T. Hai loại tế bào này được bắt nguồn từ tủy xương nhưng những tế bào di chuyển đến tuyến ức sẽ được gọi là tế bào Lympho T và những tế bào vẫn ở trong tủy xương thì được gọi là tế bào Lympho B. Ngoài ra, còn có một dạng tế bào Lympho khác nữa được gọi là Tế bào lympho NK. Loại tế bào này có thể nhanh chóng chống lại những tác nhân, các chất lạ xâm nhập cơ thể, chống lại những tế bào ung thư hoặc những tế bào đã nhiễm virus.
Khi những tế bào Lympho phát triển bất thường, tăng sinh quá mức trong tủy và dần đi vào máu sẽ khiến cho lượng bạch cầu có trong máu tăng đột biến. Tình trạng này được gọi là bệnh bạch cầu dạng Lympho hay cũng chính là một dạng ung thư máu. Những tế bào ung thư sẽ theo dòng tuần hoàn máu đi đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các cơ quan này.
Căn bệnh này có thể được phân chia thành những dạng khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào máu hay mức độ tăng sinh, phát triển của những tế bào ung thư. Cụ thể là: Bệnh bạch cầu mạn tính dòng Lympho, bạch cầu cấp tính dòng Lympho.
Bệnh bạch cầu mạn tính thường phát triển chậm hơn so với bạch cầu cấp tính nhưng lại gây khó khăn hơn trong quá trình điều trị. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh thể mạn tính, những tế bào mang bệnh phần lớn đều là những tế bào đã trưởng thành, chúng sẽ tích tụ lại trong máu và lấn át những tế bào khỏe mạnh.
Người cao tuổi có nguy cơ bị bệnh cao hơn người trẻ
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Độ tuổi: Những người lớn tuổi có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người trẻ, đặc biệt là những trường hợp từ 60 tuổi trở lên.
+ Màu da: Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người da màu.
+ Tiền sử bệnh gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh bạch cầu Lympho thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn những đối tượng khác.
+ Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất chẳng hạn như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay những người từng tiếp xúc với chất độc màu da cam trong chiến tranh cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
- Cơ thể người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải vì hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Thiếu máu do lượng hồng cầu và tiểu cầu trong máu giảm.
Người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi
- Bệnh nhân thường xuyên bị chảy máu cam hay một số tình trạng xuất huyết khác, có nhiều vết bầm tím trên da mà không rõ nguyên nhân.
- Hạch bách huyết sưng to.
- Mắc và thường xuyên tái phát một số bệnh truyền nhiễm vì hệ miễn dịch của người bệnh giảm sút rất nhiều.
- Khi bước sang giai đoạn nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như khó thở, đau khớp sưng, sốt cao, đau bụng trái, giảm cân không rõ nguyên nhân,…
Nếu gặp phải một số triệu chứng nêu trên, bạn không nên chủ quan mà nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, theo dõi sức khỏe. Đối với những trường hợp bị sốt, lá lách to lên, đau nghiêm trọng ở vùng bụng trái hoặc chảy máu nướu răng thì càng nên đi khám sớm.
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực hay chụp CT, sinh thiết tủy,… Tùy theo thể trạng người bệnh, mức độ triệu chứng,… bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Hiện nay, một số phương pháp được áp dụng trong điều trị bạch cầu dạng Lympho là hóa trị, xạ trị hay cấy ghép sẽ thay tủy xương đã bị bệnh bằng tủy khỏe mạnh và phù hợp. Trong đó, cấy ghép tủy thường được áp dụng đối với những bệnh nhân trẻ tuổi, có thể trạng sức khỏe tốt.
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp được thực hiện để hỗ trợ chẩn đoán bệnh
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ. Bằng phương pháp này, bạn có thể phát hiện sớm những vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm một số bệnh lý về máu và được điều trị bệnh kịp thời.
13/02/2022 | Người bị bạch cầu tăng cao nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng?
01/12/2021 | Những dấu hiệu bệnh bạch cầu không nên bỏ qua
30/11/2021 | Giải đáp thắc mắc: Những nguyên nhân bạch cầu giảm
1. Bệnh bạch cầu dạng lympho là gì?
Bạch cầu được hình thành và phát triển từ tủy xương, là một phần quan trọng của hệ miễn dịch với nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, chống lại những tác nhân(chẳng hạn như virus, vi khuẩn,…) xâm nhập, tấn công cơ thể. Bạch cầu gồm các loại như tế bào Lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, ái kiềm, đại thực bào.Bạch cầu là một phần quan trọng của hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài
Trong đó, số lượng tế bào Lympho trong cơ thể mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố như giới tính, vùng sinh sống hay lối sống sinh hoạt. Số lượng tế bào Lympho tăng quá cao hoặc giảm quá thấp đều không tốt vì đó chính là dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề sức khỏe nào đó. Số lượng tế bào Lympho được đánh giá ở mức an toàn khi đạt:
+ Ở người trưởng thành: Từ 1.000 đến 4.800 tế bào lympho trong 1 microlit máu.
+ Ở Trẻ em: Từ 3.000 đến 9.500 tế bào lympho trong 1 microlit máu.
Tế bào Lympho được chia thành tế bào Lympho B và tế bào Lympho T. Hai loại tế bào này được bắt nguồn từ tủy xương nhưng những tế bào di chuyển đến tuyến ức sẽ được gọi là tế bào Lympho T và những tế bào vẫn ở trong tủy xương thì được gọi là tế bào Lympho B. Ngoài ra, còn có một dạng tế bào Lympho khác nữa được gọi là Tế bào lympho NK. Loại tế bào này có thể nhanh chóng chống lại những tác nhân, các chất lạ xâm nhập cơ thể, chống lại những tế bào ung thư hoặc những tế bào đã nhiễm virus.
Khi những tế bào Lympho phát triển bất thường, tăng sinh quá mức trong tủy và dần đi vào máu sẽ khiến cho lượng bạch cầu có trong máu tăng đột biến. Tình trạng này được gọi là bệnh bạch cầu dạng Lympho hay cũng chính là một dạng ung thư máu. Những tế bào ung thư sẽ theo dòng tuần hoàn máu đi đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các cơ quan này.
Căn bệnh này có thể được phân chia thành những dạng khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào máu hay mức độ tăng sinh, phát triển của những tế bào ung thư. Cụ thể là: Bệnh bạch cầu mạn tính dòng Lympho, bạch cầu cấp tính dòng Lympho.
Bệnh bạch cầu mạn tính thường phát triển chậm hơn so với bạch cầu cấp tính nhưng lại gây khó khăn hơn trong quá trình điều trị. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh thể mạn tính, những tế bào mang bệnh phần lớn đều là những tế bào đã trưởng thành, chúng sẽ tích tụ lại trong máu và lấn át những tế bào khỏe mạnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu dạng Lympho
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu thì nguyên nhân rất có thể xuất phát từ tình trạng đột biến gen trong các tế bào máu. Chính sự đột biến này sẽ sản sinh ra những tế bào Lympho bất thường. Những tế bào này sẽ không chết đi mà sẽ ngày càng nhân lên và gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của tế bào khỏe mạnh.Người cao tuổi có nguy cơ bị bệnh cao hơn người trẻ
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Độ tuổi: Những người lớn tuổi có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người trẻ, đặc biệt là những trường hợp từ 60 tuổi trở lên.
+ Màu da: Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người da màu.
+ Tiền sử bệnh gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh bạch cầu Lympho thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn những đối tượng khác.
+ Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất chẳng hạn như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay những người từng tiếp xúc với chất độc màu da cam trong chiến tranh cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
3. Triệu chứng cảnh báo bệnh bạch cầu dạng Lympho
Khi bị bạch cầu dạng Lympho, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng sau:- Cơ thể người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải vì hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Thiếu máu do lượng hồng cầu và tiểu cầu trong máu giảm.
Người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi
- Bệnh nhân thường xuyên bị chảy máu cam hay một số tình trạng xuất huyết khác, có nhiều vết bầm tím trên da mà không rõ nguyên nhân.
- Hạch bách huyết sưng to.
- Mắc và thường xuyên tái phát một số bệnh truyền nhiễm vì hệ miễn dịch của người bệnh giảm sút rất nhiều.
- Khi bước sang giai đoạn nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như khó thở, đau khớp sưng, sốt cao, đau bụng trái, giảm cân không rõ nguyên nhân,…
Nếu gặp phải một số triệu chứng nêu trên, bạn không nên chủ quan mà nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, theo dõi sức khỏe. Đối với những trường hợp bị sốt, lá lách to lên, đau nghiêm trọng ở vùng bụng trái hoặc chảy máu nướu răng thì càng nên đi khám sớm.
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực hay chụp CT, sinh thiết tủy,… Tùy theo thể trạng người bệnh, mức độ triệu chứng,… bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Hiện nay, một số phương pháp được áp dụng trong điều trị bạch cầu dạng Lympho là hóa trị, xạ trị hay cấy ghép sẽ thay tủy xương đã bị bệnh bằng tủy khỏe mạnh và phù hợp. Trong đó, cấy ghép tủy thường được áp dụng đối với những bệnh nhân trẻ tuổi, có thể trạng sức khỏe tốt.
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp được thực hiện để hỗ trợ chẩn đoán bệnh
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ. Bằng phương pháp này, bạn có thể phát hiện sớm những vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm một số bệnh lý về máu và được điều trị bệnh kịp thời.